Linh mục François_Arsène_Jean_Marie_Eugène_Lemasle_Lễ

Vị linh mục sức khoẻ yếu

Khi sức khoẻ hồi phục, ông trở về Chủng viện Hội Thừa Sai Hải Ngoại để tiếp tục học thần học và ngày 26 tháng 6 năm 1898, được thụ phong linh mục cùng với 43 người khác.[2] Tối hôm đó, cùng với các linh mục Morineau và Guichard, ông nhận bài sai đi Miền Bắc Đàng Trong, nay là Miền Truyền giáo Huế. Ngày 27 tháng 7 cùng năm, ông lên đường.[1]

Đến Miền Truyền giáo, ông học ngay tiếng Việt, nhưng ít lâu sau, bệnh tiêu chảy nặng buộc ông đến dưỡng đường của Hội Thừa Sai tại Hồng Kông vào cuối năm 1898.[1]

Giáo sư Tiểu chủng viện - Đại Chủng viện

Tháng 7 năm 1899, ông vừa bình phục và về Miền Truyền giáo. Giám mục Caspar bổ nhiệm ông làm giáo sư môn tu từ học tại Tiểu chủng viện An Ninh.[2] Đối với ông, đó là thời gian rất thuận lợi và dễ chịu giúp ông làm quen với khí hậu và tăng cường sức khoẻ. Vừa trải qua 3 năm trong cơ sở này, linh mục Lemasle đã trở thành giáo sư Đại chủng viện Huế, dạy triết học và thần học trong 10 năm.[1]

Linh mục Chánh xứ Cổ Vưu - Chánh xứ Phanxicô Xaviê

Năm 1911, ông đổi nhiệm sở, ông lãnh trách nhiệm lo giáo xứ Cổ Vưu[2] và các họ nhánh, trong tỉnh Quảng Trị, lo hạt Dinh Cát và tu viện các Nữ tu, phụ trách đền thánh Đức Mẹ La Vang và các cuộc hành hương. Chỉ có một linh mục phó người Việt giúp ông. Ông xây dựng một vài công trình mới cho tu viện, đặc biệt một ngôi nhà nguyện rộng rãi và thanh nhã. Trách nhiệm của ông hiện gồm 15 giáo xứ, 17 linh mục và 11.031 giáo dân.[1]

Các giáo dân gắn bó với ông, vì vậy họ tiếc nuối khi ông rời giáo xứ Cổ Vưu, để đi đảm trách giáo xứ Phanxicô Xaviê ở Huế. Giáo xứ này vừa mới thành lập, phần nhiều là những công chức. Ngoài số giáo dân, ông phải lo tổ chức trong giáo xứ và đào luyện đời sống đạo, lo các bệnh viện Pháp và bản địa, lo trường Jeanne-d’Arc và các lính nhà lao. Mỗi Chúa Nhật giải thích cho họ học thuyết Kitô giáo một cách có phương pháp và rõ ràng: vì thế ông chuẩn bị kĩ lưỡng các bài giảng và bài giáo lý, dạy giáo lý cho các học sinh trường Jeanne-d’Arc cũng như các trẻ trong giáo xứ.[1]

Các bệnh nhân trong bệnh viện được ông thăm một ngày hai lần và ông luôn sẵn sàng để đến với bệnh nhân khi được gọi, cả ngày lẫn đêm. Ông vui mừng rửa tội được nhiều lương dân. Với các quân nhân, ông luôn có những mối tương quan tốt đẹp làm cho việc mục vụ được dễ dàng.[1]

Phải làm việc truyền giáo gây tổn hại cho sức khoẻ của ông, ông phải đi nghỉ vài tháng ở Đà Lạt, và ông tiếp tục việc mục vụ.[1]

Linh mục Chính Giáo phận

Về Pháp chữa bệnh

Năm 1930, linh mục Lemasle được bổ nhiệm làm linh mục Chính Miền Truyền giáo và là Đại diện Thừa Ủy thế linh mục Chabanon được bổ nhiệm làm Giám mục.[2] Nhưng ít lâu sau, cơn bệnh ông trở nặng buộc ông về Pháp chữa trị.[1]

Ngày 26 tháng 3 năm 1931, ông viết như sau cho vị Giám mục của ông:

Thưa Đức Cha, như con đã báo trước với Đức Cha, Phân khoa bệnh viện (Faculté) đòi con phải lo đi chữa bệnh ở Pháp. Tình trạng sức khoẻ buộc con phải chịu hy sinh này làm cho con rất cực lòng nhất là trong hoàn cảnh hiện nay. Con hy vọng có thể ở lại đây, nhưng các bác sĩ nói với con rằng một thời gian lưu lại tại Pháp là tuyệt đối cần thiết. [1]

Vì vậy ông lên đường và đến Marseille ngày 27 tháng 6 năm 1931 cùng với nhiều linh mục. Một vài ngày sau đó, ông đã gặp lại mẹ, người em và các bà con khác.[1]

Ông viết cho Giám mục Chabanon: Vui biết bao cho mọi người! Xúc động biết chừng nào! Điều không ngăn cản con vẫn ở gần Đức Cha trong tâm tưởng. Vào tháng 12 năm 1931, ôngi lên bàn mổ tại Paris mang lại cho ông một sức khoẻ rất khả quan.[1]

Suốt thời gian tại Pháp, ông lo lắng nhiều đến việc thiết lập trường Providence ở Huế, tìm Hội dòng đảm đương cơ sở này mà không thành công, tất cả mọi hội dòng đều thiếu nhân sự. Ông bắt đầu đi kiếm tìm các giáo sư tình nguyện nhưng cũng không đạt kết quả.[1]

Trong khoảng thời gian đó, ông đến Roma, nơi ông gặp Giáo hoàng Piô XI tiếp kiến riêng.[2] Trong vòng 20 phút, ông trình bày cho Giáo hoàng biết về giáo phận Huế, về hàng giáo sĩ và các công trình của giáo phận. Ông cũng nói chuyện với Hồng y Tổng trưởng Bộ truyền giáo, là người rất quan tâm đến việc thiết lập một trường cấp hai ở Huế.[1]

Trở lại Việt Nam

Sau khi phục hồi sức khoẻ đầy đủ để trở lại Miền Truyền giáo, ông viết cho Giám mục Chabanon: Ở Paris chắc hẳn người ta sẽ không ngăn trở việc con lên đường đầu năm 1933, với điều kiện là các bác sĩ cho phép con đi về lúc đó.[2]

Vào tháng 4, ông trở về Huế mà không tìm được một Hội dòng nào có thể chấp nhận trách nhiệm lo trường Providence. Ông phải lo tự đảm trách và ông được đặt làm Bề trên cơ sở này, “Thiên Hựu Học Đường” với các linh mục giáo sư Thục, Dancette, Massiot, Thích.[1]

Ngày 17 tháng 8 năm 1933, Giám mục Chabanon làm phép cơ sở mới này, và Khâm Sứ Toà Thánh chúc mừng ngôi nhà giáo dục này với những lời chúc sau đây: “Vivat, crescat, floreat et fructificet” (Sống mạnh, tăng trưởng, nở hoa và sinh trái)! Ngay ngày hôm sau, được vài vị giáo sư giúp đỡ, ông đã nhận những học sinh đầu tiên. Người ta bắt đầu dạy lớp sixìème và mỗi năm phải thêm một lớp. Trước hết, thời gian đầu đầy khích lệ do số học sinh đông. Sau đó, các học sinh học hành siêng năng và có tinh thần rất tốt, những năm sau đó ghi nhận nhiều kết quả tốt đẹp.[1]

Khi làm Giám mục, ông đã đặt ngôi trường này dưới sự bảo trợ của thánh Têrêxa Lisieux, vào ngày 2 tháng 10 năm 1938.[1]